Đồng phục công an nhân dân Việt Nam là bộ trang phục biểu tượng của sự công lý. Mang trên mình sứ mệnh to lớn là niềm tự hào của người dân cả nước. Bên cạnh đó, trang phục trong ngành còn được chia thành nhiều màu sắc chủ đạo. Để tiện cho lực lượng công an làm nhiệm vụ. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây, để hiểu hơn về các loại trang phục của các chiến sĩ công an nhé!
Ý nghĩa của đồng phục công an nhân dân Việt Nam
1. Ý nghĩa của trang phục
Công an là ngành quan trọng, là lực lượng vũ trang nòng cốt của mỗi quốc gia. Họ là những người có sự nghiệp, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an ninh xã hội. Để bảo vệ mọi người dân trong đất nước có một cuộc sống an toàn.
Vì lẽ đó, mà đồng phục công an nhân dân Việt Nam mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là biểu tượng cho sự trang nghiêm, nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương của đất nước ta. Là hình ảnh của sự tự hào dân tộc và khí thế hào hùng.
Khi khoác lên người trang phục này, hình ảnh của người công an nghiêm khắc, đại diện cho công lý cũng thể hiện ra rõ ràng hơn. Chỉ cần nhìn thấy màu cờ, sắc áo, người dân sẽ lập tức biết ngay đó là người đại diện cho pháp luật nước nhà.
2. Đặc trưng của mẫu áo trang phục
Ngành công an rất lớn, trong ngành sẽ chia nhỏ ra từng bộ phận quản lý riêng. Và mỗi lực lượng sẽ có một bộ đồng phục công an với màu sắc chủ đạo khác nhau. Việc chia ra như này sẽ tiện lợi hơn trong suốt quá trình làm việc. Cũng như để người dân dễ dàng phân biệt được các ban ngành chức năng của những người công an.
Bộ Công an đã triển khai kế hoạch thay đổi một số đặc điểm nhận diện trên đồng phục ngành trong những năm trở lại đây (từ năm 2016). Toàn bộ trang phục đã được đổi mới chút ít. Nhắm cải thiện được tính thẩm mĩ của trang phục chiến sĩ công an, để họ mặc đẹp hơn. Nhằm hạn chế việc người dân nhầm lẫn giữa các lực lượng chức năng trong ngành.
2.1. Màu sắc áo công an nhân dân
Về màu sắc đồng phục công an không có sự thay đổi, tất cả đều được giữ nguyên theo phòng, ban. Bao gồm các màu như vàng, xanh lá, xanh non, xanh rêu, xanh cỏ úa,… Mỗi đơn vị sẽ có một màu áo khác nhau để phân biệt.
Ngoài ra, đối với các trang phục các chiến sĩ cấp tướng, cấp tá, các loại áo, sao cấp hiệu đều có màu vàng. Trang phục của chiến sĩ cấp úy, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên. Các loại áo có màu trắng, cúc áo của học viên sẽ được làm bằng chất liệu nhựa và có cùng màu với màu vải áo.
2.2. Bảng tên, phù hiệu trên áo
Bảng tên được đeo trước ngực bên trái. Đối với những trang phục của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân có phù hiệu đỏ ở cổ áo. Riêng những vị cấp tướng thì có thêm phù hiệu viền 3 cạnh màu vàng
Bảng tên sẽ được đeo trước ngực bên trái. Đối với trang phục của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân có phù hiệu đỏ ở cổ áo. Riêng những vị cấp tướng có thêm phù hiệu viền 3 cạnh màu vàng.
2.3. Chất liệu bộ quân phục
Chất liệu may những bộ đồng phục công an nhân dân Việt Nam hiện tại cũng có chất lượng tốt hơn. Với nhiều loại vải may cao cấp, mang đến sự thoải mái tuyệt đối. Giúp những chiến sĩ công an thuận tiện hơn trong lúc làm việc, làm nhiệm vụ.
3. Những quy định khi mặc trang phục
Bên cạnh những đặc điểm kể trên, chúng hãy cùng nhau tìm hiểu thêm quy định khi mặc đồng phục công an nhân dân Việt Nam.
- Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi kiểu dáng, màu sắc hay chắc liệu đã được quy định. Không được tô vẽ lên bộ đồng phục, làm thay đổi mẫu thiết kế. Cấm tuyệt đối những hành vi tự ý may, mua bán, tàng trữ đồng phục trái phép. Tất cả trang phục của lực lượng đều phải là của cơ quan nhà nước cấp sử dụng.
- Đồng phục phải có sự đồng bộ, thống nhất, gọn gàng và sạch sẽ. Đây là tiêu chí đầu tiên mà các cán bộ trong ngành phải thực hiện mỗi khi khoác lên người bộ trang phục.
- Khi thời tiết vào thu đông, các cán bộ buộc phải đeo cà vạt và mang tất do Bộ Công an cấp mới đúng chuẩn.
- Đối với các chiến sĩ nam khi mặc đồng phục xuân hạ buộc phải sơ vin. Đeo bảng tên, phù hiệu cách nắp túi trên bên ngực phải 3mm.
- Các chiến sĩ nữ mặc áo kiểu budong sẽ không cần phải sơ vin. Chỉ cần lưu ý đeo bảng tên, phù hiệu ở chính giữa ngực phải. Sao cho bảng tên nằm ngang với hàng cúc thứ nhất từ trên xuống.
- Lực lượng công an nhân dân không được đeo khăn che mặt hay khẩu trang khi đang mặc đồng phục trên người. Chỉ trừ trường hợp mặt nạ hay khẩu trang được cấp khi đi làm nhiệm vụ.
- Khi khoác lên người bộ trang phục ngành, các chiến sĩ không được đeo những đồ trái thuần phong mỹ tục. Trái với truyền thống văn hóa người Việt Nam và tạo ra phản cảm.
Xem thêm: https://nancysw.com/dac-diem-va-y-nghia-cua-dong-phuc-bao-ve/