Những chiếc áo đồng phục công ty chính là thể hiện văn hóa, sự chuyên nghiệp và đồng bộ của một công ty. Tùy thuộc vào các ngành nghề mà chúng ta sẽ chọn chất liệu phù hợp cho đồng phục công ty sao cho đầy đủ tiêu chí mát mẻ, thoải mái. Thế nên chọn vải áo như thế nào cho phù hợp với từng đặc tính của công việc. Hãy cùng Nancy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Vải Cotton thường được doanh nghiệp chọn làm chất liệu đồng phục Công ty
Là chất liệu may mặc phổ biến nhất hiện nay, là chất liệu được ưa chuộng nhất vì phù hợp với mọi vóc dáng, thích nghi tốt trong tất cả các môi trường thời tiết.
Cotton có nhiều loại, chất liệu này có độ dày, mịn và trọng lượng khác nhau để may hầu hết các loại trang phục, đặc biệt là áo thun. Tùy theo hình thức dệt mà vải Cotton chia ra hai dòng vải đó là dòng vải Singel (mà các bạn thường gọi nhầm là vải cotton) và dòng vải Lacoste (vải cá sấu). Vải single kiểu dệt mắt nhỏ, mặt vải rất mịn còn vải lacose được dệt kiểu mắt to hơn, thường là hình lục giác và trông rất giống mắt con cá sấu.
+ Ưu điểm: Độ bền cao, giặt nhanh khô, hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt, mang lại sự thoải mái cho người mặc.
+ Nhược điểm: giá thành cao, chất vải cứng, mang lại cảm giác khô, không quá mềm mại, thường là lựa chọn hàng đầu của các khách hàng nam. Biết được điều đấy nên đã các nhà sản xuất đã khắc phục nhược điểm này bằng cách pha thêm một số sợi vải khác để tạo sự mềm mại
Doanh nghiệp thường chọn chất liệu đồng phục công ty dành cho khối hành chính, kinh doanh ngoài sơ mi thì nên chọn dòng vải Lacoste cotton 60%, 70%, 80%, 100%.
2. Vải Kaki
Có độ cứng và dày hơn so với các chất liệu khác nên thường được ưu tiên may đồ bảo hộ lao động, đồng phục cơ khí,… Đây là loại vải được nhiều người ưa thích bởi độ bền khá tốt, vì được kết hợp bởi cotton hoặc từ sợi tổng hợp dệt chéo nên người sử dụng sẽ có cảm giác nó ít bị nhăn, dễ giặt và độ bền màu tốt
3. Vải Kate
4. Vải Poliester – PE
5. Vải Coolmax – Loại vải thường được Nancy tư vấn may đồng phục các sự kiện cao cấp.
Coolmax là một sản phẩm của sự pha trộn các sợi Polyester với nhau. Và đúng như tên gọi của nó, loại vải “làm mát tối đa” này có tác dụng thấm hút và khô thoáng tuyệt đối, làm cho người dùng cảm thấy thoáng mát, dễ chịu nhất.
Vải coolmax được thiết kế đặc biệt, mang nhiều ưu điểm hơn về độ khô thoáng so với những sợi vải đến từ thiên nhiên. Do vậy, chất vải này thường được ứng dụng dành cho những sản phẩm quần áo thể thao với tác dụng làm mát, giảm độ ẩm, giúp điều hòa và cân bằng nhiệt độ cơ thể.
Trong những chương trình sự kiện thường phải vận động nhiều, nên chọn vải Coolmax để thấm hút nhanh – mát lạnh kết hợp in thăng hoa sẽ giúp màu sắc thêm tươi mới
>> Xem thêm: Công Nghệ Dệt Vải Coolmax Sánh Tầm H&M, Nike Và Adidas
CÁCH PHÂN BIỆT THUN COTTON VÀ THUN PE ĐỂ CHỌN CHẤT LIỆU ĐỒNG PHỤC CÔNG TY
Cách phân biệt vải thun Cotton và vải thun PE: Phương pháp trực quan – Vải thun sợi bông: Khi cầm thấy mềm mịn mát tay, vải thun sợi bông có độ đều không cao, mặt vải không bóng có xù lông nhỏ. Nếu lấy một sợi kéo đứt thì sợi dai, đầu sợi dứt không gọn. Khi thấm nước sợi bền khó đứt, khi vò nhẹ mặt vải để lại nếp nhăn.
Vải thun sợi PE:
Mặt sợi PE bóng, láng ,sợi có độ đều cao. Nhìn trên mặt vải thun có cảm giác các sợi xếp song song nhau. Vò nhẹ không bị nhàu. Phương pháp thử bằng nước: Sử dụng một ít nước nhỏ lên bề mặt của vải thun
Vải thun 100% cotton
Thời gian thấm nước nhanh, diện tích loang nước trên bề mặt vải rộng
Vải thun có chứa % polyeste
Thành phần % polyeste càng nhiều thì thời gian thấm hút nước càng chậm và diện tích loang nước trên về mặt vải thun càng nhỏ. Với một vài kiến thức về cách phân biệt các loại vải trên đây, Xưởng may đồng phục Thiên Phúc hy vọng mang lại cho bạn những kinh nghiệm khi chọn vải may đồng phục phù hợp với tính chất công việc cũng như yêu cầu của doanh nghiệp của mình